x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

Truyền thống ăn - mặc - ở của người Hàn Quốc

  • Thứ năm, 23:29 04/10/2018 .
  • Người dân Hàn Quốc dần thay đổi thói quen tự làm kim chi bằng cách đi mua đồ làm sẵn. Họ cũng thay những căn nhà bằng gỗ có lò sưởi dưới sàn nhà bằng cách xây những chung cư cao tầng và những trang phục mô đen dần dần thay thế cho những trang phục truyền thống ngay cả trong các ngày lễ truyền thống.

    Thực phẩm

    Trong ba yếu tố cơ bản của cuộc sống - nhà ở, quần áo và thực phẩm - thì những thay đổi trong thói quen ăn uống đã tác động đến người Hàn Quốc nhiều nhất. Gạo vẫn là lương thực chính của hầu hết người dân xứ kim chi, nhưng trong thế hệ trẻ ngày nay, nhiều người lại thích các món ăn phương Tây.

    Người Hàn Quốc thường ăn cơm với nhiều thức ăn khác, chủ yếu là các loại rau xanh đã nêm gia vị, canh, các món hầm trong nồi đất và thịt.

    Bữa cơm truyền thống của người Hàn Quốc không thể thiếu kim chi, món ăn được làm từ nhiều loại rau muối như cải bắp, củ cải, hành xanh và dưa chuột. Một số loại kim chi thường được nêm gia vị bằng cách thêm bột ớt đỏ, còn một số loại khác không trộn với ớt bột mà được ngâm trong những dung dịch tạo vị khác. Tuy nhiên tỏi luôn được cho vào kim chi để tăng mùi vị cho món này.

    Vào cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12, gia đình người Hàn Quốc thường tập trung vào gimjang, nghĩa là chuẩn bị làm kim chi, phục vụ cho cả mùa đông dài. Trước đây, kim chi chuẩn bị cho mùa đông được để trong những vại to chôn dưới đất để giữ nguyên mùi vị. Với sự phát triển của nhà chung cư hiện nay, các nhà sản xuất đồ điện đã sản xuất những chiếc tủ lạnh đặc dụng dùng để bảo quản kim chi. Nhiều nhà máy chế biến kim chi mọc lên, vì ngày càng có nhiều gia đình mua kim chi làm sẵn thay vì tự làm.

    Ngoài kim chi, doenjang (món tương đỗ) với tính chất chống ung thư cũng thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà dinh dưỡng hiện đại. Người Hàn Quốc thường làm doenjang ở nhà bằng cách luộc chín hạt đậu vàng rồi phơi chúng trong bóng râm, ngâm trong nước muối và để lên men dưới ánh nắng mặt trời. Tuy nhiên, ngày nay rất ít gia đình thực hiện đầy đủ quy trình này tại nhà, phần lớn các gia đình đều mua doenjang do nhà máy sản xuất chế biến.

    Trong số các món thịt, món bulgogi (thường làm bằng thịt bò) và galbi (sườn bò hoặc lợn) tẩm gia vị được người Hàn Quốc và khách nước ngoài ưa thích nhất.

    Trang phục truyền thống của Hàn Quốc

    Nếu như người Việt Nam, ai cũng tự hào về áo dài, một loại trang phục truyền thống nhưng không kém phần hiện đại, thì người Hàn Quốc cũng tự hào về bộ trang phục truyền thống có tên là Hanbok.

    Trang phục truyền thống Hàn Quốc (Hanbok) được khởi nguồn ít nhất là từ giai đoạn Tam Quốc (ba đất nước, gồm Silla, Goguryeo và Baekje) (Năm 57 trước Công nguyên - năm 668 sau Công nguyên). Điều này được chứng thực qua các bức họa trên tường những ngôi mộ xây dựng vào thời đó. Hanbok Hàn Quốc đại diện cho một trong những nét điển hình nhất trong văn hóa xứ Hàn.

    Han – Hàn (viết tắt của chữ Hàn Quốc) 
    Bok – phục (phục trong chữ y phuc)

    Áo dài, là lấy đặc trưng của áo có tà dài mà đặt tên cho áo. Còn Hanbok chỉ đơn giản là “trang phục của Hàn Quốc”. Nhưng không vì vậy mà nó không có vè đẹp đa dạng và sắc thái riêng của nó.

    Hanbok thường có 3 bộ phận chính: áo lót, váy và áo khoác. Nói đây là 3 phần chính ,vì bên trong áo lót, người ta có thể mặc váy lót hay quần.

    Phần áo bên trên được gọi là jeogori, có hình dáng tương tự như chiếc áo cánh của phụ nữ, với tay áo dài (hanbok của đàn ông thì sẽ dài hơn), còn áo chỉ dài đến ngang eo. Phụ nữ mặc váy (gọi là chima) trong khi đàn ông mặc ống rộng (paji). Vào thời xưa, người dân bình thường mặc hanbok màu trắng, ngoại trừ những dịp lễ tết đặc biệt như đám cưới. Trang phục cho tầng lớp thượng lưu thường có màu sáng và biểu thị cho địa vị xã hội của người mặc. Bên cạnh đó là rất nhiều những phụ kiện kèm theo như tất, trang sức và một vài vật dụng trang điểm cho tóc hay trâm cài đầu, khiến bộ trang phục truyền thống trở nên thực sự hoàn thiện.

    Và dĩ nhiên nếu đi kèm với Hanbok là guốc mộc, là hài thì đi kèm với hanbok cũng có giày riêng của nó. Đi kèm với hanbok còn có những phụ liệu riêng như túi rút (dùng để đựng tiền) , dây đeo trang trí có gắn những miếng ngọc quý v.v (những quý tộc ngày xưa rất hay dùng).

    Màu sắc của Hanbok được thể hiện theo độ tuổi của người mặc.

    Hanbok thiếu nhi: có ống tay áo nhiều màu, giống như bảy sắc cầu vồng.

    Hanbok dành cho thiếu nữ thường có những màu sáng và những màu tối dành cho phụ nữ đã có gia đình. Phụ nữ ngày xưa ở HQ thường chẻ ngôi giữa ở phần mái, phần sau thắt bím hay quấn cao.

    Và cũng như áo dài, Hanbok ngày nay được cách tân, cách điệu theo những phong cách khác nhau của những nhà thiết kế. Màu sắc thì trộn lẫn chứ không phân biệt màu sáng cho thiếu nữ, màu tối cho người lớn tuổi nữa vì xu hướng hiện nay, người ta vẫn xem màu tối là tượng trưng cho sự sang trọng, quý phái.

    Ngày xưa, người Hàn Quốc mặc hanbok hàng ngày nhưng ngày nay, người ta chỉ mặc hanbok trong dịp Lễ, Tết, đám cưới, đi chùa v.v y như người Việt chúng ta mặc áo dài trong những dịp Lễ lớn vậy.

    Thật thú vị, khi hanbok và áo dài tuy khác nhau về chất liệu vải lẫn hình dáng áo nhưng cũng như áo dài Việt Nam, hanbok là một bộ trang phục không thể thiếu trong ngày trọng đại nhất của đời người : ngày cưới.

    Nhưng tất nhiên là nếu khách du lịch đến Hàn Quốc muốn mua hanbok thì chắc chắn sẽ mua được giá mềm hơn ở chợ Namdae-mun (Chợ cửa Nam) với giá khoảng từ 70 -80 USD/ 1 bộ.

    Nhà ở truyền thống


     

    Nhà ở truyền thống của người Hàn Quốc gần như không thay đổi từ thời kỳ Tam Vương quốc cho đến cuối thời đại Joseon (1392-1910).

    Ondol là hệ thống lò sưởi dưới sàn nhà rất độc đáo của người Hàn Quốc. Khói và hơi nóng được dẫn qua các ống xây dưới sàn nhà. Vật liệu chính dùng để dựng nên những căn nhà truyền thống này là đất sét và gỗ. Giwa, có nghĩa là nhà có lợp mái ngói màu đen làm từ đất, thường bằng đất sét đỏ. Ngày nay, toà nhà làm việc của Tổng thống gọi là Cheong Wa Dae hay Nhà Xanh, vì ngói lợp lên mái nhà có màu xanh.

    Nhà truyền thống thường được xây mà không cần sử dụng chiếc đinh vít, vì được ghép với nhau bằng các chốt gỗ. Nhà dành cho tầng lớp thượng lưu bao gồm một số kiến trúc tách biệt: phòng dành cho phụ nữ và trẻ nhỏ, phòng dành cho những người đàn ông trong gia đình và các vị khách của họ và một phòng khác cho những người giúp việc, tất cả các phòng đều có tường bao quanh khép kín. Điện thờ tổ tiên của gia đình được xây ở phía sau ngôi nhà. Thỉnh thoảng chúng ta có thể gặp một ao sen được xây ở trước ngôi nhà phía ngoài bức tường.

    Từ cuối những năm 1960, kiểu nhà truyền thống Hàn Quốc bắt đầu bị thay thế bằng những toà nhà chung cư theo kiểu phương Tây. Nhà cao tầng mọc lên như nấm trên khắp đất nước Hàn Quốc từ sau thập kỷ 1970.

      TOUR LIÊN QUAN

    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53