x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

Thảo Cầm Viên Sài Gòn

  • Thứ tư, 17:00 29/09/2021 .
  • Nhắc đến Thảo Cầm Viên (Vườn Bách Thảo) Sài Gòn là nhắc đến ký ức về một trong 8 vườn sinh vật cổ nhất thế giới tọa lạc tại Thành Phố Hồ Chí Minh (trước đây gọi là Sài Gòn), đây là một trong những địa điểm quen thuộc trong ký ức người Sài Gòn, không thể không nhắc đến. Trải qua biết bao nhiêu thăиg trầm, là nơi ghi dấu của nhiều sự kiện lịch sử, Thảo Cầm Viên vẫn còn mãi đến ngày nay và đã hơn 150 năm.

    Thảo Cầm Viên (thường được gọi là Sở thú) là côɴԍ viên bảo tồn động vật – thực vật nằm ở đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Sài Gòn. Với lịch sử tồn tại lâu đời, Thảo Cầm Viên hiện nay đang nuôi dưỡng hơn 1.300 động vật, trong đó có rất nhiều loài thuộc loài quý hiếm, có hơn 2.500 cây xanh với hơn 900 loài thực vật được bảo tồn.

    Khi mới thành lập, Thảo Cầm Viên có tên gọi là Vườn Bách Thảo, được lập ra với mục đích nuôi trồng phục vụ nghiên cứu, trưng bày và ươm các giống cây để trồng trên các đường phố Sài Gòn theo quy hoạch kiểu phương Tây.

    Ngày 23 tháng 3 năm 1864, Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại Sài Gòn (tức 5 năm sau khi chiếm đóng Sài Gòn) trên vùng đất hoang 12 hecta ở phía Đông Bắc rạch Thị Nghè. Một năm sau, vườn thú đã cơ bản được hình thành với nhiều loại chuồng trại, khi đó ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833 – 1905), người phụ trách chăm sóc thực vật của vườn Bách Thảo Calcutta (Ấn Độ), được mời sang làm giám đốc Vườn Bách Thảo. Ông Jean Baptiste Louis Pierre đã làm nhiệm vụ sưu tầm các loài động thực vật ở khắp nơi trên thế giới để đưa về Vườn Bách Thảo nuôi dưỡng. Ông còn là một nhà thực vật học suốt đời tận tụy cho sự nghiệp khoa học ông đã đưa nhiều cây rừng về trồng kể cả một số loài đại mộc từ các lục địa khác và cây ăn trái từ những nơi khác ở Đông Nam Á. Các cây được ươm trồng, nhân giống, và từ đó tạo cơ sở cho những giống cây trái ngon nay rất phổ biến ở Việt Nam.

    Trong 12 năm phụ trách tại Thảo Cầm Viên Sài Gòn (1865 - 1877), ông còn để lại một di sản quý giá là bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, trong khu vực công viên Tao Đàn... Đến cuối năm 1865 Vườn Bách Thảo được mở rộng thêm 20 hecta.

    Từ năm 1867, Hội đồng thành phố Sài Gòn trực tiếp quản lý Vườn Bách Thảo. Hai năm sau đó, vườn thú đã có 509 loài động vật, trong đó có 120 loài thú, 344 loài chim và 45 loài bò ѕáт… Đến năm 1924, Vườn Bách Thảo lại tiếp tục được mở rộng thêm 13 hecta qua khu vực phía bên kia kênh Thị Nghè với tên gọi là Vườn Cognag. Cây cầu đúc bắc qua sông Thị nghè từ năm 1927 nối liền 2 phần của vườn. Ngày 27-11-1927, Pháp cho xây dựng Viện Bảo tàng Blanchard de la Bross trong khuôn viên Sở thú theo thiết kế giống tháp cung điện mùa hè ở Bắc Kinh. Năm 1929, Pháp cho xây Temple Du Souvenir có kiến trúc giống như đền thờ lăng tẩm Huế. Trên lầu có thư viện khá rộng.

    Năm 1942 – 1945, quân đội Nhật đã chiếm đóng ở Thảo cầm viên khi đó chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo nhiều giống cây lạ để trồng và nghiên cứu thực vật tại vùng Đông Nam Á. Năm 1945 -1954, quân đội viễn chinh Pháp cũng chiếm Thảo cầm viên làm đồn trú và kho tàng cất giấu vũ khí. Năm 1956 – 1960, Ngô Đình Diệm đã biến ngôi biệt thự trong Thảo Cầm Viên thành phòng điều tra của Sở tình báo trung ương mang tên P.42. Năm 1956, chính quyền Sài Gòn cho tu sửa và thiết kế lại, viện bảo tàng Blanchard de la Bross được đổi là Viện Bảo tàng Quốc gia Sài Gòn.

    Sau năm 1954 Vườn Bách Thảo chỉ còn bên mặt này của sông Thị Nghè còn khu bên kia được lấp dần bởi nhà cửa, khu dân cư và chợ Thị Nghè.

    Năm 1956, Vườn Bách Thảo được tu sửa và chính thức đổi tên thành Thảo Cầm Viên Sài Gòn cho đến ngày nay. Đến năm 1984, Thảo Cầm Viên lại tiếp tục được sửa chữa và xây thêm một số hạng mục như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm….

    Năm 1990, thảo cầm viên là thành viên chính thức của Hiệp hội các vườn thú Đông Nam Á. Vì vậy, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500 m2 lên đến năm 2.000 là 25.000 m2. Những chương trình trao đổi động vật với các vườn thú khác đã làm cho bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn thêm phong phú hơn. Nhiều loài động vật mới lạ xuất hiện tại Việt Nam như: hà mã, hà mã lùn, báo Nam Mỹ, đà điểu châu Phi,  нồng hạc, đười ươi, hươu cao cổ…

    Thảo Cầm Viên là nơi có chứa những cổ vật độc nhất vô nhị. Ở chính giữa lối vào cổng đường Nguyễn Bỉnh Khiêm, có đặt 1 tấm bia đá và bức tượng bán thân của ông Jean Baptiste Louis Pierre – Giám đốc đầu tiên của Vườn Bách Thảo năm xưa. Trên tấm bia có ghi lại câu nói của ông trước khi qua đời: ” Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc sống thì quá ngắn ngủi”. Thảo Cầm Viên cũng là nơi đặt tượng voi đồng lớn nhất Việt Nam.

    Thảo Cầm Viên Sài Gòn hiện nay đã hợp tác, trao đổi với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên đoàn Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUNC), Hiệp hội Giáo dục Bảo tồn các Vườn thú trên Thế giới (IZEA)... và trở thành một vườn thú lớn có diện tích khoảng 33 ha, chia ra làm nhiều khu vực: khu cầm thú, khu cây cảnh và sưu tập phong lan, khu dành cho trẻ em và khu người lớn vui chơi…  Hiện Thảo Cầm Viên có hơn 1000 cá thể động vật thuộc 125 loài; 1.800 cây gỗ thuộc 260 loài, có 23 loại lan nội địa, 32 loài xương rồng, 34 loài bon sai... Sau nhiều lần cải tạo, sở thú hiện nay ngày càng trở nên thú vị, là lựa chọn tuyệt vời của các gia đình và các bạn trẻ vào mỗi dịp cuối tuần. Nơi đây đã trở thành một hệ sinh thái lớn và đặc sắc của cả nước, đem lại nhiều giá trị khoa học và xã hội. Đến với Thảo Cầm Viên, ᴅu khách sẽ được hòa mình vào không gian thiên nhiên xanh mát, rộng lớn hiếm có tại thành phố.

    Hệ thực vật ở nơi này có sưu tập hàng ngàn cây quý các loại. Có nhiều loại xương rồng, dương xỉ, lưỡi rắn và nhiều thảo mộc gốc Châu Mỹ, châu Phi… Thảo Cầm Viên có nhiều hồ nước trồng nhiều loại súng lai với màu sắc, hình dáng đẹp, có ao sen với nhà thủy tạ, nuôi nhiều cá chép, trắm…Nhiều cây lạ như cây Ðại Bác của Ấn Ðộ, cây Xà Cừ nguyên quán từ Châu Phi, đường kính gần 2 m, cao 40 m. Cây đa trong Thảo Cầm Viên có tuổi thọ hơn 200 năm, tàn lá tỏa rộng đến 30 m.

    Hệ động vật ở đây rất phong phú với hàng chục loài động vật có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và giống có cánh các loại. Ở các chuồng có: voi, gấu ngựa, gấu chó, khỉ, tinh tinh, cọp, beo, sư tử, ngựa vằn, linh dương, vượn, hươu, nai, bông, heo rừng, mang, nhím, rùa, rái voi, đảo cò, công, các loại chim, cá sấu, hà mã, trăn, rắn. Có một số động vật quý hiếm như hà mã, lạc đà, đà điểu, hổ trắng Bengal, hổ vàng Đông Dương, báo hoa mai, báo Nam Mỹ, báo lửa, sư tử, tê giác trắng, cọp Amua, hươu cao cổ, và một số loài đặc biệt như: vượn cáo, bò tót, sói xám, sói đỏ, hà mã, hà mã lùn, báo đốm Nam Mỹ, đà điểu châu Phi, hồng hạc, đười ươi... Đặc biệt, Thủy Tinh Cung Thảo cầm viên trưng bày 3.000 sinh vật biển có hình dạng kỳ dị, màu sắc rực rỡ. Hoạt động chăm sóc và nuôi dưỡng động vật ở Thảo Cầm Viên luôn đảm bảo theo tiêu chuẩn chung quốc tế.

    Ngày 03-03-2007, Vườn thú Phú Sĩ của Nhật Bản tặng Thảo Cầm Viên Sài Gòn 10 con sư tử và 3 con chuột túi. Trong đó có 5 con sư tử đực và 5 con sư tử cái với độ tuổi từ chưa đầy năm đến 2, 3 tuổi. Điều này sẽ giúp ích Thảo Cầm Viên Sài Gòn rất nhiều trong việc hỗ trợ sư tử trong vườn sinh sản. Tháng 12-2007, Thảo Cầm Viên Sài Gòn nhập về 2 chú tê giác trắng có nguồn góc châu Phi. Đây là cặp tê giác trắng với con đực nặng hơn 1 tấn, khoảng 4 năm tuổi; con cái nặng 900 kg, 18 tháng tuổi. Thảo cầm viên Sài Gòn là đơn vị thứ 2 nhập tê giác châu Phi về sau Khu du lịch Đại Nam (Bình Dương). Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã bố trí chuồng nuôi với diện tích 1.200 m2 dành riêng cho tê giác trắng; có đầm lầy để tê giác ngâm mình, và rất nhiều cây, cỏ tạo cho tê giác có cảm giác như vẫn ở thiên nhiên hoang dã. Được biết, loài tê giác rất hung dữ khi bị chọc phá nên xung quanh chuồng tê giác, Thảo cầm viên đã thiết kế hàng rào điện bảo vệ.

    Ngoài ra, trong khuôn viên Thảo cầm viên còn có đền thờ vua Hùng xây dựng năm 1927 và Bảo Tàng lịch sử Việt Nam – thành phố Hồ Chí Minh được thành lập vào tháng 8/1979 mà tiền thân là Bảo Tàng Blanchard de la Brosse (1929-1956) và Viện Bảo tàng quốc gia Việt Nam tại Sài Gòn (1956-1975). Thảo Cầm Viên còn có tượng voi bằng đồng của vua Thái Lan Paramindr Mah Prajahhipok tặng khi ông đến thăm Sài Gòn ngày 14-4-1930 và tượng bán thân của ông J.B.Louis Pierre.

    Thảo Cầm Viên ngày nay đã được ví như một "lá phổi xanh" của toàn thành phố và là một điểm tham quan hấp dẫn, thu hút khoảng 2 triệu lượt khách tham quan mỗi năm. Bước vào xứ sở muôn thú, ᴅu khách sẽ thấy không gian ở đây tách biệt hoàn toàn với bầu không khí khói bụi, náo nhiệt thường thấy của Sài Gòn. Với muôn thú sinh động, không gian xanh mát bóng cây, cùng nhiều tiểu cảnh trang trí bắt mắt, điểm tô các loài hoa khoe sắc... Sở thú tại TPHCM đã trở thành điểm tham quan, dã ngoại lý tưởng cho người dân và khách du lịch.

     

      TOUR LIÊN QUAN

    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53