x
THÀNH VIÊN
Facebook login Google login
x
ĐĂNG KÝ
Facebook login Google login
Hủy
x
Quên mật khẩu
Hủy
x
DU LỊCH VIỆT TRẦN

NHẬN NGAY VOUCHER GIẢM GIÁ LÊN ĐẾN 500K

Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài

DU LỊCH VIỆT TRẦN

Sông Cửu Long

  • Thứ bảy, 20:07 11/05/2019 .
  • Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất rộng lớn chiếm 12% diện tích, 19% dân số Việt Nam, mạng lưới sông, kênh, rạch dày đặc; có lợi thế về phát triển nông nghiệp, công nghiệp thực phẩm, du lịch, năng lượng tái tạo; là trung tâm sản xuất nông nghiệp lớn nhất của Việt Nam, với 95% lượng gạo xuất khẩu, 60% sản lượng cá xuất khẩu. Đây cũng là khu vực có vị trí thuận tiện trong giao thương với các nước thành viên Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Tiểu vùng sông Mekong.

    Sông Cửu Long (hay còn gọi là sông Mê Kông) là con sông dài thứ 12 trên thế giới và đứng hàng thứ 7 ở châu Á. Nó dài khoảng 4.350 Km. Sông bắt nguồn từ Thanh Tạng (Trung Quốc) băng qua Tây Tạng theo suốt chiều dài tỉnh Vân Nam chảy qua 4 nước là Thái Lan, Myanmar, Lào và Campuchia trước khi chảy vào Việt Nam rồi đổ ra biển Đông theo 9 cửa sông. Cũng chính vì vậy mà nó có tên là sông Cửu Long, tức là 9 con rồng cùng đổ ra biển. Tuy nhiên, 02 trong số chín cửa sông Cửu Long là Ba Lai và Bát Sắc đã bị nghẽn và nước đã không còn lưu thông được nữa. Nguyên nhân bị nghẽn của sông Bát Sắc do các cồn cát ở hai cửa sông này phát triển mạnh tạo nên rào chắn lớn làm nghẽn đường chảy của cửa sông. Còn nguyên nhân nghẽn sông trên của sông Ba Lai là do tác động của con người, do xây dựng hệ thống cống đập. Việc hai cửa sông đã chết đã gây ra ảnh hưởng lớn như làm tăng tình trạng sạt lở đất và vận tải giảm sút.

    Vùng đất miền Tây Nam bộ có sông Mê Kông chảy từ Campuchia đổ về đến Việt Nam thì chia làm hai nhánh theo dòng chảy từ Bắc xuống Nam: bên phải (hữu ngạn) là sông Bassac (sông Hậu), bên trái (tả ngạn) gọi là sông Tiền, mỗi nhánh dài chừng 220–250 km chạy qua nhiều tỉnh lị của vùng đồng bằng Nam bộ.

    Vị trí địa lý

    Từ trên cao nhìn xuống, sông Cửu Long long lanh như một dải lụa, quanh co uốn khúc chảy ra biển Đông. Rời lãnh thổ Campuchia, sông Cửu Long chia ra làm hai nhánh xâm nhập nội địa nước ta.  

    Nhánh sông Tiền

    Là một loại sông ngòi cổ, lòng sông cạn, nhiều cát, khúc khuỷu với các cù lao trù phú, chảy qua các thị trấn Tân Châu, Hồng Ngư, ngã ba Chợ Vàm, Sa Đéc, Vĩnh Long, Mỹ Tho, Bến Tre, rồi đổ vào biển Đông bằng 6 cửa.

    1. Cửa Tiểu hay Vàm Láng thuộc thuộc xã Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang.

    2. Cửa Đại gần Cù lao Thới Trung, thuộc 2 huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang và huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre, án ngữ bên hữu ngạn.

    3. Cửa Ba Lai, một thoát lưu nhỏ chảy qua cầu Chẹt Sậy, Bến Tre. Cửa sông này thuộc nhánh sông Ba Lai, nằm giữa xã Bảo Thuận, huyện Ba Tri và xã Thới Thuận, huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre. Đây là cửa nhỏ nhất trong 9 cửa sông.

    4. Cửa Hàm Luông, còn gọi là Giồng Luông hay Hàm Long, rất rộng cửa sông này thuộc sông Hàm Luông, xã An Thủy, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre. Khi thủy triều lên, đứng bên bờ bên này không nhìn thấy bên kia, vì nó nhận nước từ các chi lưu Chợ Lách, Cái Mơn, Hàm Lòng đổ qua. Hai bên bờ và trên những cù lao có vô số những cây bần, sách xưa gọi là cây thủy liễu do sông Cổ Chiên chảy từ tỉnh Vĩnh Long, qua cù lao Quới Thiện, Rạch Bàng, Trà Vinh... đổ ra biển. Sông Cổ Chiên chảy qua hai tỉnh Vĩnh Long và Bến Tre. Đến khúc vào địa phận tỉnh Trà Vinh và gần ra biển thì bị cù lao Long Trị, Long Hòa chia thành 2 cửa.

    5. Cửa Cổ Chiên: Cửa sông Cổ Chiên (hay còn là Cửa Cổ Chiên) là một cửa biển từ sông Cổ Chiên đổ ra Biển Đông qua hai cửa là Cổ Chiên và Cung Hầu. Cửa sông thuộc địa phận tỉnh Bến Tre, độ sâu từ 5m đến 6m, ít bãi bồi, nên tàu bè ra vào tương đối thuận tiện. Cửa có địa hình phức tạp, hai bên bờ đa số là cây bần.

    6. Cửa Cung Hầu: Cửa Cung Hầu là một trong 2 cửa sông từ Sông Cổ Chiên đổ ra biển Đông.

    Nhánh sông Hậu:

    Người Pháp gọi là sông Bassac, thuộc loại sông trẻ, dòng sông thẳng, ít phù sa, nước chảy xiết, đổ ngang qua Châu Đốc, Long Xuyên, Thốt Nốt, Ô Môn, Cần Thơ, rồi chảy ra Đại Ngãi, cù lao Dung, rẽ dòng làm hai nhánh thoát ra biển.

    7. Cửa Định An thuộc thị trấn Định An, huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh.

    8. Cửa Bassac (Ba Thắc) cửa này đã bị bồi lấp từ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Hiện chỉ còn 1 con sông nhỏ là sông Cồn Tròn chảy từ trung tâm cù lao Dung ra hòa vào cửa Trần Đề đổ ra biển Đông.

    Nơi đây dòng sông sâu rộng, tàu bè ra vào dễ dàng thủ phủ miền Tây (Cần Thơ). Cuối cùng, có một thoát lưu rất nhỏ, bề ngang hơn 100m, chảy qua Cổ Cò đổ ra.

    9. Cửa Mỹ Thanh (hay cửa Tranh Đề, hay Trần Đề) thuộc thị trấn Trần Đề, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng.

    Từ thập niên 1960 cửa Ba Thắc (sông Bassac) bị bồi lấp nên ngày nay Hậu Giang chỉ còn hai cửa chảy ra biển. Hiện nay, dấu tích nhỏ của Cửa Ba Thắc còn lại đó là sông Cồn Tròn đã chuyển dòng và trở thành phụ lưu của cửa Trần Đề rồi.

    Nguồn gốc tên gọi

    Người Lào và người Thái gọi với tên Mènam Khong (Mè là mẹ, nam là sông, tức "sông mẹ", tựa như "sông cái" theo thói quen gọi sông lớn của người Việt cổ) và là cội nguồn của tên quốc tế "Mê kông" hiện nay khi bỏ đi từ "nam". Sử Việt Nam thì gọi là Sông Khung.

    Theo Giáo sư Đinh Gia Khánh thì “các dân tộc hệ Nam Á (Austro –Asiatique) đều có âm gọi giống nhau để chỉ một dòng sông: Slong – Klong. Thí dụ như Saluel là tên một con sông ở Miến Điện, Mê Kông (Cửu Long Giang) chảy qua Nam Bộ nước ta.

    Mê là Mẹ, Kông: nguồn, gốc từ tiếng cổ Bali Koin Ker.
    Long là Rồng đều do Slong, Luông gọi trại ra.

    Giáo Sư Tiến Sĩ Phạm Đức Dương trong bài “Văn Hóa Đồng Bằng Sông Cửu Long trong bối cảnh Đông Nam Á dẫn theo tài liệu của Giáo Sư - Viện Sĩ Đào Thế Tuấn lại cho rằng cách gọi của cư dân Nam Á để chỉ con sông là Kroong và ông cha ta xưa đã dùng tên Hán Việt Cửu Long để phiên âm từ Kroong.

    Những từ như Slong - Klong, Kroong, Krông hay Công, Kong.... thật ra chỉ là một từ thuộc ngữ hệ Nam Á dùng để gọi một con sông, chỉ có điều mỗi dân tộc lại có cách phiên âm khác nhau mà thôi. Từ đó, phải công nhận rằng việc đặt tên gọi Cửu Long của ông cha ta xưa là trên cả tuyệt vời! Bởi nó không chỉ là phiên âm từ để chỉ tên sông gần như phổ biến khắp vùng Đông Nam Á (Slong-Klong, Kroong, Krông, Cửu Long . . . . đọc không khác nhau mấy!) mà nó còn vừa chỉ đúng chín nhánh sông đổ ra biển khi sông chảy qua địa phận Nam Bộ nước ta (Cửu) lại vừa mang màu sắc dân gian về cội nguồn dân tộc (Long).

    Tầm quan trọng:

    Cũng như sông Danube bên Âu Châu, Cửu Long là một con sông quốc tế, bị chi phối bởi quyền lợi của những quốc gia mà nó chảy qua. Chẳng hạn như ở miền hạ lưu (Nam Việt Nam), muốn bắc một cây cầu qua bến phà Mỹ Thuận, hay Cần Thơ, cần có sự đồng ý của Campuchia, vì nếu cầu này xây thấp quá sẽ làm cản trở tàu bè của họ lưu thông.

    Đối với bốn quốc gia nằm trong lưu vực sông Cửu Long, thừa hưởng được nguồn tài nguyên vô tận đó nước tưới phục vụ cho nông nghiệp. Lưu vực sông Cửu Long rộng độ 236,000 dặm vuông, một vựa lúa thơm ngon, nước trong, gạo trắng, đã nuôi sống hơn 40 triệu dân của bốn nước Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam.

    Ngoài tư cách một phúc thần mang lại sự thịnh vượng chung cho bốn xứ, sông Cửu Long có những lúc thịnh nộ giữa những cơn nước lũ tháng 10, cuồn cuộn nước phù sa.

    Đến mùa nắng,dòng sông hẹp lại, nước chảy hòa hoãn lờ đờ, nhất là khoảng từ Paksé trở lên Mường Luồng (thủ đô Luang Prabang):

    "Nhờ nước chảy êm, nên con tàu kéo theo mấy chiếc thuyền chở cả mấy chục chiếc xe hơi mà đi khá nhẹ nhàng. Ngồi trên tàu, nhìn ra hai bên bờ, cây cối xanh tươi bên này là nước Lào, bên kia là Thái Lan, lâu lâu có một vài người làm ruộng gần bờ sông, ở quãng trống không có rừng..." (Bài Đem Xuống Tuyền Đài của Minh Lãng).

    Không giống như những sông khác, sông Cửu Long không cần phải đắp đê ở hai bên bờ. Mỗi năm đến mùa nước nổi tháng 10 âm lịch, phù sa tràn vào ruộng. Lúc nước rút đi để lại một lớp bùn non, là phân bón cho ruộng vườn, cây trái, tạo ra một khu vực trù phú độc đáo ở hạ lưu sông Cửu Long. Nơi đây dân chúng sống thong dong, nhàn hạ, nếu có một mẫu vườn, vài công ruộng.

    Mê kông theo mùa:

    1. Mùa mưa:

    Từ tháng 9 đến tháng 10,khi mùa mưa đến,dòng sông mở rộng ra,có nơi đến 10 km,nước sông dâng lên ngập các khu rừng già ở Campuchia,Lào,liếm các cột nhà sàn. Điều này cũng giải thích tại sao dân chúng Long Xuyên, Châu Đốc thích ở nhà sàn.

    Đến tháng 11, khi mùa mưa dứt, sông Cửu Long lại hồi sinh. Ngay trước khi nước rút, dân chúng ở hai bên bờ sông dẫn nước tưới vào ruộng, để nuôi sống cây mạ non mềm mại và họ cầu mong cho nước ấy đừng bốc hơi trước khi hoa màu chín.

    2. Mùa nắng:

    Mùa hè ở Campuchia nắng chang chang như thiêu đốt, dòng sông trở nên hẹp, để lộ ra nhiều bãi cát. Nước sông Cửu Long uể oải chậm chạp qua những dòng sông uốn khúc lồi lõm. Cùng với phụ lưu của nó, sông Tonlé Sap đã mất đi sức mạnh, không còn cuồn cuộn mang phù sa ra bể như trước nữa. Đến đây, sông Cửu Long đã có thủy triều chảy ra chảy vào.

    Đối với miền Nam, sông Cửu Long mang đến nhiều lợi ích phi thường. Nó đem phú túc thịnh vượng cho những miền nằm trong lưu vực hai con sông Tiền và Hậu. Sông Cửu Long mang đến phù sa, nước ngọt, tưới ruộng vườn cho cây trái sinh sôi nảy nở, cho mạ non xanh tốt, cho lúa sai oằn.

    Một nguồn lợi khác rất đáng kể đó là cá tôm phong phú, đặc biệt vùng Châu Đốc, Tân Châu, Hồng Ngư... hứng trọn nước Biển Hồ đổ xuống. Dòng sông đã mang lại ấm no, đời sống lạc quan cho thôn xóm ven bờ như Cao Lãnh, Nha Mân, Cái Mơn, Cái Bè.

    "Gà nào hay cho bằng gà Cao Lãnh.
    Gái nào bảnh bằng gái Tân Châu
    Anh thương em chẳng nệ sang nghèo..."
    (Ca dao)

    Tiềm năng du lịch:

    Phong cảnh ở miền đồng bằng sông Cửu Long cũng rất êm đềm thơ mộng đã làm say mê, quyến rũ các du khách từ nơi xa đến... Ngược dòng Tiền Giang, qua Mỹ Tho, Sa Đéc, Cao Lãnh, Tân Châu, Hồng Ngự... hai bên bờ cây cối ruộng vườn xanh mướt quanh năm. Mùa nào cũng có trái cây chín.

    Nếu nhàn nhã, mời bạn làm một cuộc du lịch bằng ghe, lênh đênh trên sông nước để quan sát cảnh vật và đời sống của người dân quê. Từ miền cửa Đại với vườn dừa bát ngát nằm bên những cồn phù sa như Cồn Cống, Cồn Bà, Cồn Ong, Cồn Cô, Cồn Cậu chảy dọc theo dòng sông cho đến Mỹ Tho. Hai bên bờ cây cối sai oằn, nặng trĩu những dừa, những chuối, những cam quýt, bưởi,mận, xoài. Cù Lao Rồng còn gọi là Cồn Rồng, nằm đối diện với chợ cũ Mỹ Tho, trước kia làm nơi sống riêng cho người cùi và cũng là nơi Thủ Khoa Huân bị hành huyết cuối thế kỷ 19. Cồn Phụng nằm án ngữ trước cầu Rạch Miễu đi Tân Thạch, thánh địa của Ông Đạo Dừa với nhiều kiến trúc độc đáo. Lên phía trên, ta qua cù lao Tân Phong nổi tiếng với ốc gạo ngon đặc biệt.

    Sở dĩ trái cây miền Nam ngon ngọt, hương vị độc đáo khó quên là nhờ phù sa nước tưới của sông Cửu Long mà những nơi khác không có được trừ Thái Lan, chung dòng sông mẹ. Đồng bằng sông Cửu Long là một khu vực đa diện, đặc biệt nổi tiếng với trái cây nhiệt đới, như chôm chôm tróc Java, Cái Mơn, cam quýt, sầu riêng Cái Bè, Sa Đéc, Nha Mân, Phong Điền, vú sữa Vĩnh Kim (Sầm Giang). Vùng Mỹ Tho, Sa Đéc, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Cần Thơ... là địa đàng của miền Nam, nhờ phù sa màu mỡ của sông Cửu Long bồi đắp hàng năm.

    Dưới sự bảo trợ của Liên Hiệp Quốc, nhiều dự án xây dựng đập nước để dẫn thủy nhập điền, làm nhà máy thủy điện và thuần hóa dòng sông mãnh liệt này rất tốn kém. Nó là một dự án quốc tế, mang đến lợi ích đa diện cho nhiều quốc gia nó chảy qua. Để xây dựng từng giai đoạn, người ta phải mất từ 30 đến 50 năm, có khi cả trăm năm và phải chi tiêu khoảng 12 tỉ đô la, để biến 1200 dặm vuông lưu vực sông Cửu Long (phía Lào và Thái) trở thành một dòng sông trật tự, thúc đẩy khu vực nghèo đói và chậm tiến này đi đến một giai đoạn ổn định kinh tế và phát triển.

    Tour liên quan
    x

    Tư vấn tour Miễn Phí

    Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !

    Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này

    
    TOP

    0898 51 52 53