Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài
Người Lào rất dễ tính, ở các điểm du lịch, có thể sử dụng nhiều loại tiền khác nhau như tiền Kíp (Lào), Baht (Thái Lan), USD (Mỹ) và thậm chí ở những nơi có nhiều người Việt Nam sinh sống, bạn còn dễ dàng tiêu tiền đồng Việt Nam.
Dân Lào biết nói tiếng Việt rất nhiều, cửa hàng của người Việt ở Lào cũng rất nhiều, thậm chí có cả quán cơm gắn biển hiệu bằng tiếng Việt. Nếu ai thạo tiếng Pháp thì đó là một lợi thế vì dân Lào nói tiếng Pháp nhiều hơn tiếng Anh.
Di chuyển tới Lào: Vietnam Airlines và Lao Airlines đều có chuyến bay thẳng từ Hà Nội, TP.HCM đến thủ đô Vientiane và cố đô Luang Prabang với khoảng 300 USD khứ hồi. Riêng Lao Airlines không có chuyến bay thẳng từ TP.HCM đến hai địa điểm trên.
Ôtô: không có tuyến xe liên vận đi thẳng tới Luang Prabang từ Hà Nội nhưng có xe đi Vientiane hoặc Phonsavan từ Vinh, tại đây bạn có thể đổi xe đi Luang Prabang. Xe máy từ Việt Nam cũng có thể nhập cảnh vào Lào theo du khách qua hai cửa khẩu phổ biến là Cầu Treo và Nậm Cắn.
Di chuyển ở Lào: Phương tiện di chuyển phổ biến ở Lào là xe tuk tuk, xe máy lại là các phương tiện khá phổ biến dành cho khách du lịch, chi phí hợp lý. Thuê xe máy tự chạy với giá 20-30 USD/ngày, nhưng đi bộ để khám phá từng ngõ ngách cũng là cách di chuyển thú vị và hiệu quả ở thủ đô và cố đô. Du khách phải chuẩn bị nón, khẩu trang, kính, áo chống nắng (cho mùa hè) và cả găng tay để tự bảo vệ mình. Bạn nên đi giày mềm vì sẽ phải đi bộ khá nhiều giữa các điểm tham quan gần nhau, không nên đi giày xăng-đan và dép vì chân sẽ bị ăn nắng nhất là vào mùa hè, nắng rất gay gắt.
Khách sạn, nhà nghỉ: hệ thống nhà nghỉ, khách sạn ở Vientiane và Luang Prabang phát triển khá tốt để đáp ứng nhu cầu của du khách. Vào dịp tết, giá phòng thường tăng gấp đôi nhưng chỉ khoảng 15 USD trở lên.
Ăn uống: Đồ ăn ở Lào cũng rất phong phú, rất dễ thưởng thức và khá gần gũi với ẩm thực của người Việt. Xôi nóng và lạp (thức ăn được làm từ thịt gà hoặc thịt bò trộn với gia vị) là món ăn truyền thống trong ngày tết ở Lào. Bạn cũng đừng quên uống thứ bia Lào mát lạnh trong những ngày nóng nực và mệt bở hơi tai vì... té nước.
Mua sắm: Hàng hóa ở Lào phần nhiều là hàng Thái Lan và một phần từ Trung Quốc. Rẻ nhất vẫn là những hàng mỹ phẩm như dầu gội, sữa tắm, kem đánh răng và một số mặt hàng điện gia dụng như nồi cơm điện, máy xay sinh tố, bếp điện từ... Mức chênh lệch giá với sản phẩm cùng loại ở TPHCM từ vài chục ngàn đến vài trăm ngàn đồng. Đa số các sản phẩm như dầu gội, sữa tắm... đều được bán theo lô từ 5-10 sản phẩm.
Người dân Lào nói chung và người Viêng Chăn nói riêng đều hiền lành. Đất nước Lào bắt đầu một ngày mới khá trễ, hầu hết các công sở chỉ mở cửa lúc 9 giờ sáng. Người dân Lào đều theo đạo Phật nên xứ sở này ít xảy ra nạn trộm cướp. Các chợ nhóm họp trễ và thường tấp nập vào lúc 11 giờ trưa. Đường sá giao thông ở Viêng Chăn không tiếng còi. Ngay cả sự đi lại nơi đây cũng nhịp nhàng và tuân thủ Luật giao thông một cách đáng kính nể. Nếu bạn muốn rẽ ngang hay xin đường, đừng nhấn còi hay vượt ẩu, những người cùng đi sẽ sẵn sàng nhường đường, thậm chí là dừng xe chờ bạn qua hẳn mới tiếp tục hành trình.
Các ngôi chùa ở Lào đều nằm khá gần nhau, mở cửa từ 8 giờ đến 17 giờ. Nếu vào bên trong chùa để tham quan và cầu phước, du khách sẽ phải trả lệ phí. Đến Viêng Chăn, du khách có thể thuê xe đạp với giá 1USD/1 giờ để tham quan các điểm du lịch.
Hiện nay, nhập cảnh vào Lào không cần visa, chỉ cần có hộ chiếu, thủ tục nhập cảnh tại cửa khẩu khá đơn giản.
Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !
Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này
Bản quyền © 2018 WTOUR.VN thuộc về công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Việt Trần (Vietnam Vacations) - Ghi rõ nguồn "www.wtour.vn" khi sử dụng.
Số GPĐKKD: 0311865849 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/07/2012.
Giấy phép kinh doanh LHQT số 79-580/2015/TCDL-GP LHQT do Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch cấp ngày 02/11/2015.