Áp dụng cho tất cả các tour nước ngoài
Thời gian gần đây, Nhật Bản khá gắt gao trong việc kiểm tra hành lí khi nhập cảnh, nhiều người Việt vẫn còn boăn khoăn về câu hỏi những vật dụng bị cấm nhập cảnh tại Nhật là gì? Để có một chuyến bay an toàn và thoải mái, bạn hãy lưu những đồ vật không được mang lên máy bay được cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới nhé !
Nhiều người Việt Nam khi đi du lịch Nhật Bản muốn mang theo đồ ăn hay 1 số đồ dùng vừa để tiết kiệm chi phí cũng có thể mang làm quà…Tuy nhiên, Nhật Bản quy định rất nghiêm ngặt về các loại được phép nhập cảnh Nhật Bản? Vì thế, du khách hãy lưu ý những đồ vật bị cấm và hạn chế nhập cảnh Nhật Bản cập nhật chi tiết trong bài viết bên dưới nhé !
1. Các vật dụng bị cấm mang sang Nhật:
Nếu mang một trong những vật dụng sau đây, bạn sẽ bị chặn lại ở sân bay và có thể không được tiếp tục thực hiện chuyến bay sang Nhật:
Chú ý: Trường hợp nếu quý khách mang theo thiết bị có chứa pin Lithium như điện thoại, máy tính, máy ảnh thì cần biết:
- Không có hạn chế về pin dưới 101Wh (VD trong điện thoại di động, hay máy tính xách tay)
- Tất cả các pin rời đều phải tháo ra, để trong hành lý xách tay.
- Pin trong hành lý ký gửi đều phải để chế độ bảo vệ nút TẮT/MỞ để đề phòng việc kích hoạt bất ngờ.
- Các loại pin từ 101Wh đến 160Wh (như trong các thiết bị y tế) phải nhận được sự phê duyệt của hãng hàng không
Đối với câu hỏi có được mang điện thoại lên máy bay không ? thì câu trả lời là có, tuy nhiên điện thoại Galaxy Note 8 bị cấm hoàn toàn do nhiều sự cố cháy nổ trước đó.
Một số vật dụng tuyệt đối không được mang lên máy bay
- Ma túy, cần sa, thuốc phiện, thuốc hướng thần, thuốc gây nghiện,..
- Các loại súng ống hoặc các loại đồ chơi có hình dạng súng, bom, mìn, lựu đạn, các vật sắc nhọn ( dao, kiếm..)
- Chất có nguy cơ gây cháy nổ (diêm, bật lửa, gas, cồn, …), các chất dễ gây cháy (dầu thơm, nước tẩy móng tay, nước tẩy rửa, sơn…), các loại pin, bình ắc quy..
- Vũ khí hóa học
- Các loại tiền giả, tiền không được phép lưu hành
- Những người bị các bệnh truyền nhiễm như viêm gan, tả, lị, sốt rét, mers, sốt xuất huyết, cúm gà, HIV…cũng không được nhập cảnh tại Nhật.
- Sách báo, tranh ảnh, các tác phẩm vi phạm thuần phong mỹ tục, những đồ mang tính khiêu dâm…
2. Những chất lỏng bị cấm mang sang Nhật
Kể từ ngày 01/05/2016, chính phủ Nhật Bản đã tuyệt đối không được mang sang Nhật bất cứ chất lỏng gì ngoài các chất sau:
Lưu ý: Tất cả các chất lỏng mang theo phải được đựng trong những bình thuỷ tinh, đóng chặt, kín; những bình này phải đặt trong một túi nhựa trong suốt, mỗi người chỉ được mang theo 1 túi này.
3. Các loại thực phẩm bị cấm nhập cảnh Nhật Bản
Tất cả các sản phẩm được chế biến từ thịt ( thịt lợn, thịt bò, thịt gà..), kể cả các loại thịt sấy khô ( khô gà, khô bò, ruốc thịt..) hay các sản phẩm đóng hộp, các loại thức ăn dành cho thú cưng đều không được nhập cảnh Nhật Bản nếu không có có giấy chứng nhận đã kiểm dịch. Ví dụ các loại thực phẩm tươi sống như sau sẽ bị tịch thu hoặc đóng phạt nếu mang vào Nhật Bản
Một số loại thực phẩm không được phép mang sang Nhật Bản
- Trứng (bao gồm cả vỏ trứng)
- Sữa (không dùng cho trẻ sơ sinh)
- Các loại bánh như: bánh chưng, bánh giò,...
Một số loại rau - củ - quả không được phép mang sang Nhật Bản:
Xoài, măng cụt, mít, thanh long, mãng cầu, hồng, nhãn, vải, ổi, bòn bon, bưởi, cam, mận, đu đủ, doi, hồng xiêm, vú sữa, bơ, táo, khế, đào, sơ ri, dưa, chôm chôm, táo ta, chậu hoa tỉa cảnh hoặc cả chậu hoa có đất, ....
Đặc biệt, từ ngày 1/11/2019 theo Bộ Nông, Lâm nghiệp và Thủy hải sản của Nhật để bảo vệ ngành nông nghiệp nước nhà khỏi dịch bệnh và tránh mua bán bất hợp pháp, Nhật Bản đã cấm tất cả các loại thực phẩm, thức ăn, các loại hoa quả, rau củ tại Việt Nam sẽ không được phép mang sang Nhật bởi có thể mang mầm bệnh ảnh hưởng tới thực vật tại quốc gia này, có thể kể ví dụ một số loại quả như xoài, táo, vải, chuối, măng cụt, đào, thanh long, ổi…
4. Hành lý nguy hiểm bị cấm xách tay lên máy bay (có thể để trong hành lý ký gửi)
Những vật dụng sở hữu của hành khách có thể được coi như vũ khí hoặc những vật dụng nguy hiểm bao gồm:
5. Các loại hàng hóa bị hạn chế nhập cảnh tại nhật
a> Các loại dược phẩm:
- Các loại thuốc bôi ngoài da, thuốc nhỏ mắt… mỗi loại được mang tối đa 24 lọ
- Các loại thuốc độc, thuốc liều cao, thuốc theo đơn chỉ được mang liều dùng trong 1 tháng
- Các loại thuốc khác có thể mang liều dùng trong vòng 2 tháng
b> Các loại mỹ phẩm
Mỗi loại được mang không quá 24 hộp. Lưu ý, các loại xà phòng, sữa tắm, dầu gội đầu…cũng được xếp vào mỹ phẩm.
c> Thiết bị y tế
- Với các thiết bị y tế như máy massage, nhiệt kế..được mang 1 set. Tuy nhiên, những thiết bị được thiết kế dành cho hộ gia đình nếu một cá nhân mang theo thì không được nhập cảnh.
- Với kính áp tròng dùng 1 lần thì được mang vào số lượng đủ dùng trong 2 tháng.
d> Các loại rượu
Mỗi người khi nhập cảnh vào Nhật Bản được mang tối đa 10kg tương đương 12 chai 750 ml. Ngoài ra, khi đăng kí cần ghi rõ các thông tin bao gồm: loại rượu, nồng độ và thể tích. Với mỗi loại rượu khác nhau sẽ phải chịu các mức thuế khác nhau. Các loại thuế có thể bị đánh bao gồm thuế hải quan, thuế tiêu thụ, thuế rượu.
5. Những đồ bị hạn chế vận chuyển theo đường ký gửi
Khi nhập cảnh Nhật Bản, bạn sẽ được phát 1 tờ khai hải quan, bạn cần điền chính xác và trung thực những thứ mang theo trong hành lý. Nếu phát hiện mang thực phẩm cấm mà không khai báo, bạn có thể bị phạt, bị tịch thu thậm chí bị giam giữ khá phiền phức.
Để tránh những phiền phức không đáng có trong khi làm thủ tục nhập cảnh, bạn nên cân nhắc kỹ, tốt nhất không nên mang theo những thứ có trong danh mục cấm của Nhật Bản. Chúc bạn có chuyến đi du lịch thật thú vị.
Cám ơn các bạn đã quan tâm đến tour du lịch của chúng tôi !
Hãy điền thông tin cá nhân của bạn vào đây chúng tôi sẽ liên hệ trong thời gian sớm nhất để hoàn tất thủ tục cho chuyến đi này
Bản quyền © 2018 WTOUR.VN thuộc về công ty TNHH Thương Mại và Du Lịch Việt Trần (Vietnam Vacations) - Ghi rõ nguồn "www.wtour.vn" khi sử dụng.
Số GPĐKKD: 0311865849 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Thành Phố Hồ Chí Minh cấp ngày 04/07/2012.
Giấy phép kinh doanh LHQT số 79-580/2015/TCDL-GP LHQT do Bộ Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch, Tổng Cục Du Lịch cấp ngày 02/11/2015.